Nhiều gia đình cũng chưa thật sự quan tâm đến cách làm chống sét cho nhà ở vì cho rằng chưa thật cần thiết, tốn kém chi phí. Tuy nhiên để đảm bảo được an toàn cho chính gia đình bạn, đây cũng là vấn đề cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chống sét cho nhà ở đơn giản, an toàn và hiệu quả, có thể áp dụng cho nhiều gia đình.
Cách làm chống sét cho nhà ở cao tầng
Để tránh bị ảnh hưởng của sét đánh thứ cấp vào các thiết bị điện, điện tử trong nhà thì bạn nên sử dụng các hộp lọc sét, hộp cắt… Khi bị sét đánh, những thiết bị này sẽ cắt luồng sét, tránh để xảy ra hiện tượng điện áp tăng cao. Tuy nhiên, giá thành của những loại thiết bị này cũng khá cao, đi kèm với đó là chất lượng cũng được đảm bảo. Trung bình, một thiết bị chống sét đánh thứ cấp có giá từ vài chục cho đến vài ngàn USD.
Ngoài ra, để đảm bảo tuyệt đối an toàn, phòng trường hợp sét đánh trực tiếp vào nhà, bạn cũng nên lắp thêm thiết bị chống sét trực tiếp cho ngôi nhà của mình.
Bạn có thể tự mình thiết kế nhưng tốt nhất nên nhờ các chuyên gia thiết kế để được đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Hãy đảm bảo rằng nếu bạn thuê thiết kế nhà và bạn có nhu cầu lắp đặt hệ thống chống sét thì phải có bản vẽ thiết kế lắp hệ thống chống sét từ bản thiết kế ban đầu.
Một hệ thống chống sét tốt sẽ bao gồm kim thu sét được làm từ kim loại có độ dài từ 0.5-1,5m (một ngôi nhà sẽ sử dụng từ 3-5 kim thu sét) được gắn trên nóc nhà và được nối với nhau. Các kim thu sét sẽ được hàn với những dây kim loại, đi xuống mặt đất (bộ phận dây thoát sét). Số lượng dây thoát s��t sẽ tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà (tối thiểu nhà phải có 2 dây). Dây thoát sét được nối với các cọc tiếp địa. Bộ phận cọc tiếp địa bao gồm những thanh kim loại dài khoảng từ 2.4m đến 3m chôn sâu xuống đất ở nơi cách xa móng nhà ra phía ngoài từ 1-2m. Cần phải đảm bảo rãnh sâu 0.8m và nối các đầu cọc tiếp địa với nhau.
Đối với hệ thống sét đánh thẳng, khi thiết kế ta chỉ sử dụng kim thu sét, chống sét phóng điện sớm thì cần dựa vào những lý thuyết về các yếu tố địa chất tại công trình để có thể đưa ra những thiết kế đúng đắn cho một hệ thống chống sét.
Cách làm chống sét cho nhà ở bằng công nghệ kim cổ điển
Cấu hình của một hệ thống chống sét đánh thẳng bao gồm 3 phần:
- Các đầu kim thu sét: Thường làm từ thép mạ đồng, đồng thau đúc hoặc bằng inox. Chiều dài của kim lại phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của các công trình cần được bảo vệ
- Dây dẫn sét: Dùng để truyền dẫn dòng sét từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Loại này thường làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần. Tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế NFC12 102 của Pháp là 50mm2-75mm2.
- Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng diện ở trong đất. Cấu hình bao gồm:
Các cọc tiếp đất: thường có độ dài từ 2.4-3m, đường kính bên ngoài thường là 14-16mm, được chôn thẳng đứng và đầu cách mặt đất từ 0.5-1m, cọc cách cọc từ 3-15m.
Dây tiếp đất: thường làm từ cáp đồng trần, tiết diện từ 50-75mm2 dùng để liên kết các cọc tiếp đất lại với nhau. Dây tiếp đất thường nằm âm ở dưới mặt đất từ 0.5-1m
Ốc siết cáp hay mối hàn hóa nhiệt Exoweld: dùng để liên kết các dây tiếp đất và các cọc tiếp đất chung lại với nhau.
Cách làm chống sét cho nhà ở bằng công nghệ tiêu tán đám mây điện tích
Thật ra hệ thống này rất ít được sử dụng cho nhà ở dân dụng do giá thành cao, tuy nhiên tôi vẫn muốn giới thiệu với mọi người bởi tính năng ưu việt của hệ thống chống sét này.
Cấu hình loại này gồm 3 phần:
• Các đầu phát ion dương: Thường làm từ thép mạ đồng hoặc bằng inox. Các đầu phát này có những quả cầu có nhiều gai, dạng cái ô nhiều gai hoặc dạng cánh dơi nhiều gai
• Dây dẫn sét: Dùng để dẫn dòng ion dương từ dưới mặt đất lên các thiết bị phát ion dương. Bộ phận này thường được làm bằng cáp đồng trần, tiết diện của dây dẫn từ 50-70mm2.
• Hệ thống tiếp đất: Dùng để tản dòng điện sét ở trong đất. Cấu hình của hệ thống tiếp đất này cũng giống như hệ thống tiếp đất của hệ chống sét đánh thẳng bên trên.
Cách làm chống sét nhà ở với hệ chống sét đánh thẳng bằng công nghệ phát tia tiên đạo sớm
Cấu hình này cũng bao gồm 3 phần:
• Đầu thu lôi: có tác dụng là phát tia tiền đạo đi lên, thu sét về nó. Đầu này được gắn ở trên trụ đỡ có độ cao trung bình vào khoảng 5m so với đỉnh của công trình cần được bảo vệ.
• Dây dẫn sét: có tác dụng là dẫn luồng sét từ đầu thu lôi đến hệ thống tiếp đất. Bộ phận này thường làm bằng cáp đồng trần hoặc đồng lá, tiết diện của dây vào khoảng từ 50-75mm2.
• Hệ thống tiếp đất: được dùng để tản dòng điện sét trong đất. Cấu hình giống như các hệ thống tiếp đất ở trên.
Cách làm chống sét cho nhà ở mái tôn bằng cột thu lôi
Cách này được mọi người dùng nhiều hiện nay, bởi nó có chi phí đầu tư thấp và dễ lắp đặt. Nguyên lý chung của hệ thống này là thanh sắt nhọn hướng lên trên và được nối đất bằng dây sắt có đường kính 0,04.
Vùng bảo vệ của cột thu lôi là hình nón với bán kính tính bằng đáy chiều cao cột, đây là cơ sở để bạn có thể tính toán lắp đặt cho hợp lý và đảm bảo.
Cách làm chống sét cho nhà ở mái tôn bằng công nghệ tiêu tán mây điện tích
So với việc chống sét bằng cột thu lôi, phương pháp này hiện đại và hiệu quả bảo vệ lại cao hơn nhiều. Hệ thống chống sét gồm đầu phát ion dương được làm bằng chất liệu thép mạ đồng, dây dẫn sét cũng bằng đồng và có tiết diện từ 50mm2 đến 75mm2.
Số lượng cột tiếp địa thì phụ thuộc vào diện tích nhà cần bảo vệ, diện tích càng lớn thì số cột tương ứng càng nhiều. Khoảng cách lắp đặt ở giữa các cột là 80cm – 1m.
Cách chống sét cho nhà ở mái tôn bằng lưỡi liềm
Chống sét cho nhà ở mái tôn bằng lưỡi liềm rất hiệu quả, phương pháp này hoạt động dựa theo dạng tích tụ lượng điện áp và giải phóng nó ra bằng lỗ thoát hồ quang.
Phương pháp này có cấu tạo đơn giản, phạm vi áp dụng lớn nên có thể bảo vệ nhà dân dụng kèm hệ thống dây điện.
Cách Phòng Chống Sét Ở Nông Thôn
Theo các chuyên gia thì việc sử dụng đường dây điện nối liền với hệ thống điện lưới cùng đường dây điện thoại là tác nhân mang sét vào nhà bạn. Nó không chỉ làm hư hỏng các thiết bị điện trong gia đình mà còn lại gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạnh của chính bạn.
Chính vì thế, khuyến cáo trong khoảng thời gian có mưa lớn kèm theo sấm sét, bạn nên tránh xa các khu vực có điện hay đứng gần đường dây điện thoại. Mưa bão, sấm sét ở vùng nông thôn nhất là ở miền núi thường diễn biến phức tạp nên ta cần chú tâm trong việc chống sét tránh gây ra những hậu quả xấu không mong muốn.
Một số phương pháp có thể làm ngay khi có sấm sét:
- Khi trời mưa giông có sấm sét cần phải ngắt cầu giao và rút toàn bộ thiết bị điện.
- Nên đóng mọi cửa sổ để tránh mưa, gió hắt. Ngoài ra, gió có chứa hơi nước chính là yếu tố mang sét vào nhà bạn.
- Khi thời tiết mưa gió kèm theo sấm sét, tuyệt đối không ngồi gần ổ điện, và ngồi trên ghế cao tránh những nơi ẩm ướt.
- Không nên trú mưa, sấm sét dưới những gốc cây to
- Không sử dụng những thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy tính bảng… trong lúc này.
Ngoài các biện pháp xử lí tức thời như trên, khi thiết kế nhà bạn nên lắp thêm cột thu lôi nhỏ. Nếu không có điều kiện để lắp đặt hệ thống thu, chống sét, bạn hoàn toàn có thể trồng ngay sát nhà mình một cây trụ trong đó có một dây kim loại lớn. Lưu ý, dây kim loại này phải cao hơn trụ khoảng 1m và chạy nối âm dưới mặt đất khoảng từ 2m trở lên.
Nguyên nhân tạo thành sét bạn cần biết
Nguyên nhân làm xuất hiện tia sét là do sự hình thành các điện tích khối lớn. Nguồn tạo sét chính là các đám mây mưa dông mang các điện tích dương và âm ở các phần trên và dưới của đám mây, tạo ra điện trường có cường độ cao.
Sự hình thành của các điện tích khối với những cực tính khác nhau trong đám mây có sự liên quan nhiều đến sự ngưng tụ do làm lạnh hơi nước của các luồng không khí nóng đi lên, tạo nên các ion dương và âm.
Trong quá trình tích lũy các điện tích có các phân cực khác nhau, một điện trường với cường độ luôn được gia tăng được hình thành xung quanh đám mây. Sét gây ra những tác hại tĩnh điện, điện từ, nhiệt, động lực đến các đối tượng xung quanh như là thiết bị kỹ thuật điện, đường dây thông tin, tín hiệu và chúng gây ra các thiệt hại lớn.